Email us at:info@cemacohcmc.com

Số 126 Đường A4, Ph­ường 12, Q.Tân Bình, Tp.HCM

Hotline tư vấn
02862966699
ENEN

Ứng dụng của nước cất trong phòng thí nghiệm

29, tháng 01, 20181910 LƯỢT XEM

Trong phòng thí nghiệm kỹ thuật hóa sinh: Nước cất được sử dụng để làm dung môi hòa tan các chất hoặc dùng để pha chế nồng độ dung dịch trong các phản ứng hóa học, đảm bảo các phản ứng xảy ra chính xác và an toàn.

Nước cất còn được dùng để pha chế các môi trường nuôi cấy và các kỹ thuật sinh học phân tử xác định vi sinh vật.

Ngoài ra, nước cất còn dùng để rửa các dụng cụ thí nghiệm sau khi sử dụng loại bỏ các tạp chất còn lẫn lộn hay sót lại trong dụng cụ thí nghiệm, để tránh những phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra trong quá trình bảo quản hay sử dụng cho những lần thí nghiệm sau.

Để đảm bảo kết quả thí nghiệm không bị sai lệch, thì nguồn nước cất được sử dụng để pha chế, chuẩn hóa nồng độ dung dịch, tráng rửa dụng cụ thí nghiệm phải là nguồn nước cất chất lượng, cực kì tinh khiết và đạt tiêu chuẩn. Theo đó nước cất trong phòng thí nghiệm bao gồm nước cất lần 1, nước cất lần 2, nước cất lần 3. Mỗi một loại nước cất sẽ cần phải đạt được những tiêu chuẩn riêng.

Tiêu chuẩn chọn nước cất cho phòng thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước cất sử dụng. Vì vậy, bất kể sử dụng nước cất để pha chế nồng độ dung dịch, môi trường nuôi cấy vi sinh vật... hay tráng rửa dụng cụ thí nghiệm, phải đảm bảo đó là nước cất chất lượng, siêu tinh khiết và đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89.

Tương ứng với mỗi loại nước cất (nước cất loại 1, nước cất loại 2, nước cất loại 3) sẽ có những yêu cầu riêng về tiêu chuẩn. Theo đó, nước cất đạt chuẩn khi đáp ứng yêu cầu sau:

1. Nước cất loại I: Là loại nước cất tinh khiết nhất, được chưng cất 2 lần và chưng cất thêm 1 lần nữa, đảm bảo không chứa tạp chất, keo ion, chất hữu cơ, vô cơ hay bất kỳ chất nhiễm bẩn nào khác.

- Nước cất loại I còn được dùng cho các ứng dụng yêu cầu nghiêm ngặt như chuẩn bị pha động trong chạy HPLC, chuẩn bị mẫu trắng và pha loãng mẫu trong chạy GC, HPLC, AAS, ICP-MS và các kĩ thuật phân tích cao cấp khác. Dùng để chuẩn bị dung dịch đệm và môi trường cho nuôi cấy tế bào động vật, IVF, sản xuất các chất dùng trong sinh học phân tử (giải trình tự DNA, chạy PCR) và chuẩn bị dung dịch cho điện di và blotting.

2. Nước cất loại II: là nước cất một lần được chưng cất thêm lần nữa. Loại nước cất này khá phù hợp với những thí nghiệm có độ nhậy cao, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử - AAS và thí nghiệm xác định thành phần ở lượng vết.

- Nước cất loại II còn được sử dụng cho các ứng dụng chung trong PTN như chuẩn bị dung dịch đệm, dung dịch pH, chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh cũng như làm nước đầu vào cho thiết bị lọc nước loại I, máy sinh hóa, tủ ấm nuôi cấy tế bào và tủ môi trường. Ngoài ra còn được sử dụng chuẩn bị cơ chất cho tổng hợp và phân tích hóa học.

3. Nước cất loại III: Là loại nước cất chỉ được chưng cất 1 lần. Do đó, nước cất loại 3 chỉ được sử dụng cho những thí nghiệm phân tích thông thường.

- Nước cất loại III là cấp độ thấp nhất trong các loại nước PTN, được dùng để rửa dụng cụ, cho vào bể ổn nhiệt, nồi hấp hoặc làm nước đầu vào cho các hệ thống lọc nước loại I.

Nhận xét

Xem thêm